Chế tạo khuôn ép nhựa – công đoạn đánh bóng khuôn quan trọng như thế nào?

Chế tạo khuôn ép nhựa là nhu cầu của nhiều doanh nghiệp sản xuất. Các sản phẩm làm từ nhựa ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng. Quá trình sản xuất khuôn ép nhựa bao gồm nhiều công đoạn, trong đó phần đánh bóng khuôn mẫu là một giai đoạn quan trọng quyết định tới độ bóng và mịn của bề mặt sản phẩm nhựa.

Đánh bóng trong chế tạo khuôn ép nhựa yêu cầu kỹ thuật gì?Chế tạo khuôn ép nhựa - công đoạn đánh bóng khuôn

– Yêu cầu chung:

  • Bề mặt khuôn được xử lý đạt yêu cầu, đảm bảo chất lượng sản phẩm khi sử dụng khuôn đúng yêu cầu của khách hàng. 
  • Nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh bóng khuôn: kỹ thuật đanh bóng từng loại khuôn, chất lượng thép, nhiệt luyện.
  • Môi trường đánh bóng khuôn ép nhựa không bụi bặm. Là không gian càng sạch càng tốt.
  • Sử dụng công cụ đánh bóng phù hợp, hóa chất đúng loại với từng chi tiết, bộ phận trong khuôn.

– Yêu cầu riêng:

  • Đảm bảo yêu cầu về dung sai bề mặt theo bản vẽ thiết kế khuôn ban đầu. 
  • Chú ý với những bộ phận, chi tiết của khuôn ép nhựa dùng cho sản phẩm nhựa quang học. Bề mặt cần đánh bóng đòi hỏi sự chính xác cao, kỹ thuật cao với thành phẩm là bề mặt bóng như gương, không tì vết.

3 giai đoạn trong quá trình đánh bóng khuôn mẫu ép nhựa

Đánh bóng khuôn mẫu là quá trình dài. Tuy nhiên có thể tóm gọn trong 3 giai đoạn dưới đây:

  • Giai đoạn mài thô.

Sau khi thực hiện gia công CNC xong, bề mặt khuôn có thể có nhiều vết xước, vết gợn. Mài thô sẽ giúp bề mặt phẳng hơn, quá trình đánh bóng sau đó cũng diễn ra nhanh hơn. Công đoạn này sử dụng các vật liệu có độ nhám cao để mài.

  • Giai đoạn mài tinh.

Bề mặt khuôn sau khi mài thô đã tương đối phẳng. Chỉ còn lại vết xước do quá trình mài thô gây ra. Mài tinh sử dụng giấy mài và bột kim cương có kích thước 15 đến 25 micron. Bề mặt được mài mịn.

  • Giai đoạn đánh bóng.

Trong khâu đánh bóng cuối hay còn gọi là hoàn thiện bề mặt này sẽ có nhiều phương pháp để đánh bóng khác nhau tùy vào hình dạng khuôn của bạn. Tuy nhiên, độ bóng cuối nên đạt được của quá trình hoàn thiện bề mặt khuôn này thường nên ở 6 – 3 micron (gần như gương) để khuôn đạt chất lượng nhất.

6 phương pháp đánh bóng trong chế tạo khuôn ép nhựa 

Việc đánh bóng khuôn mẫu hiện nay đã có sự hỗ trợ của các công cụ đánh bóng như máy đánh bóng. Tuy nhiên, phải tùy vào loại khuôn mẫu và kích thước để lựa chọn phương pháp phù hợp. Giúp việc đánh bóng khuôn ép nhựa đơn giản và nhanh chóng hơn.
Trước đây, đánh bóng khuôn ép nhựa được phân loại thành 3 phương pháp:
  • Đánh bóng hoàn toàn bằng máy
  • Đánh bóng kết hợp máy và thủ công
  • Đánh bóng hoàn toàn thủ công.
Chế tạo khuôn ép nhựa - công đoạn đánh bóng khuôn
Đánh bóng khuôn bằng máy cho độ bóng cao

 Hiện nay, nhiều công nghệ đánh bóng khuôn được phát triển. Các phương pháp đánh bóng được phân loại bao gồm:

Đánh bóng cơ học

Phương pháp này tương đương với đánh bóng thủ công. Sử dụng các vật dụng như đá mài, giấy nhám, bánh xe len, bàn xoay…

Phương pháp này phụ thuộc khá lớn vào kỹ năng của người đánh bóng. Thời gian đánh bóng lâu dẫn tới năng suất đánh bóng không cao. Chất lượng cũng không được đồng đều vì phụ thuộc kinh nghiệm và kỹ thuật của người đánh bóng. Đối với những khuôn mẫu có độ phức tạp cao thì không phù hợp.

Đánh bóng hóa học

Nghe tới hóa học, chúng ta đã nghĩ ngay tới sử dụng các chất hóa học trong việc đánh bóng khuôn. Trong cách đánh bóng này, dung dịch hóa học là các chất có tính ăn mòn. Sử dụng chúng để bào mòn phần khấp khểnh trong bề mặt khuôn. Sau khi mài mòn, độ nhám ở bề mặt chung của khuôn là 10μm.

Tuy độ bóng không cao như thủ công, nhưng nó phù hợp với các sản phẩm có hình dạng phức tạp, đa dạng loại phôi khuôn mẫu khác nhau. Cách sử dụng cũng đơn giản nên được ứng dụng khá nhiều trong khuôn mẫu.

Đánh bóng điện phân

Đây là mô hình đánh bóng kim loại phổ biến và dễ vận hành. Quá trình đánh bóng điện phân là một quá trình điện hóa. Hòa tan phần nhám trên bề mặt tạo thành mặt phẳng sáng và bóng.

Phương pháp này có ưu điểm vượt trội hơn hẳn 2 phương pháp đánh bóng khuôn mẫu trên. Không chỉ về chất lượng sản phẩm mà thời gian gia công cũng giảm, tiết kiệm sức lao động con người. 

Đánh bóng siêu âm

Giống máy rửa dụng cụ bằng sóng siêu âm 

Phôi được ngâm vào dung dịch mài mòn và đặt trong cùng một trường siêu âm. Đối với dao động siêu âm, chất mài mòn tiến hành mài và đánh bóng trên bề mặt phôi. Lực gia công siêu âm nhỏ sẽ không gây biến dạng phôi, nhưng việc có hạn chế trong việc chế tạo và lắp đặt dụng cụ gặp nhiều khó khăn.

Đánh bóng siêu âm có thể được kết hợp với phương pháp hóa học hoặc điện phân. Dung dịch ăn mòn và điện phân sau đó dung dịch được khuấy và áp dụng rung siêu âm làm cho chất tan trên bề mặt phôi khuôn rời ra.

Đánh bóng bằng chất lỏng

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe câu “Nước chảy đá mòn”. Trong trường hợp này đúng là như vậy. Dựa vào tốc độ của dòng chảy bào mòn các vị trí dư thừa trên bề mặt khuôn.

Đánh bóng từ tính

Đây là phương pháp đánh bóng sử dụng máy đánh bóng từ tính. Sử dụng từ tính sinh ra từ nam châm để di chuyển dụng cụ đánh bóng trên bề mặt khuôn. Hiệu quả cao, chất lượng đạt được độ nhám 0.1μm. Phù hợp để đánh bóng khuôn ép nhựa.

Các dụng cụ và vật tư sử dụng để đánh bóng khuôn mẫu

Tùy vào yêu cầu khuôn, quy trình của mỗi nhà sản xuất, chất lượng tay nghề của công nhân, kinh nghiệm thức tế mà mỗi nhà sản xuất khuôn sẽ sử dụng cách khác nhau cũng như vật liệu để đánh bóng khác nhau. Tuy nhiên, chung lại, các vật tư, vật liệu, dụng cụ, máy móc dưới đây được dùng rộng rãi trong lĩnh vực đánh bóng khuôn mẫu.

Các dụng cụ đánh bóng – mài chính xác

1 Dũa thép – Dũa kim cương

Giống như dũa móng tay, dũa sử dụng trong mài bóng khuôn được sử dụng để mài phần kim loại thừa. Dùng trong công đoạn mài thô.

Được thiết kế nhiều hình dạng để đánh bóng nhiều vị trí tiếp xúc khác nhau, sử dụng dũa có thể kiểm soát được độ cứng và độ nhám trực tiếp.

Chế tạo khuôn ép nhựa - đánh bóng khuôn bằng dũa thép

2 Thanh Ceramic

Ceramic tiếng Anh là gốm sứ. Trong sản xuất khuôn mẫu, Ceramic là một loại đá mài, được sử dụng để mài khuôn thép. Các thanh đá mài nhỏ phù hợp để mài tại các vị trí khó mài.

Ceramic là vật liệu cứng, bền. Có thể được sử dụng trong đánh bóng khuôn mẫu thủ công hoặc dùng chung với máy đánh bóng.

Chế tạo khuôn ép nhựa - các công cụ đánh bóng

Một số dụng cụ đánh bóng khuôn khác thường dùng như:

  • Thanh gỗ, bông gỗ mềm đánh bóng với nhiều hình dạng khác nhau.
  • Chổi đánh bóng khuôn
  • Giấy mềm
  • Đá mài
  • Lơ đánh bóng….

Mỗi dụng cụ có ưu nhược điểm riêng, tùy theo yêu cầu vị trí đánh bóng để lựa chọn. Mục đích cuối cùng để có được khuôn mẫu được đánh bóng hoàn thiện.

Các loại vật tư đánh bóng

1 Bột kim cương đánh bóng

Bột kim cương đánh bóng là loại vật liệu đánh bóng chất lượng cao nhất hiện nay. Với đặc tính độ cứng lớn, khả năng cắt cao nhất của kim cương, nó là lựa chọn hàng đầu của các công ty sản xuất khuôn. 

Có thể bạn không biêt: Bột kim cương được sử dụng để đánh bóng chính những viên kim cương.

Trong sản xuất khuôn mẫu, bột kim cương đánh bóng có thể cho độ bóng như gương hoặc có thể tốt hơn với kích thước các hạt 1-3 micron. Kích thước của các loại hạt thông thường sử dụng từ 1 micron đến 160 micron.

Chế tạo khuôn ép nhựa - bột kim cương đánh bóng khuôn mẫu
Bột kim cương được bảo quản trong xi lanh để dễ sử dụng

Về nguyễn tắc, chỉ cần sử dụng bột kim cương để đánh bóng là đủ. Tuy nhiên nếu như vậy thì giá thành sẽ rất cao. Vậy nên, các công ty sản xuất khuôn mẫu sẽ sử dụng dung dịch hỗ trợ để tiết kiệm. Ngoài ra dung dịch cũng giúp tăng khả năng cắt và vệ sinh khuôn sau khi đánh bóng. Nhờ có dung dịch này, sử dụng bột kim cương tính ra giá thành có thể rẻ hơn các vật liệu đánh bóng khác.

2 Các loại bột khác

Ngoài bột kim cương, cũng có nhiều vật liệu khác được sử dụng để đánh bóng khuôn mẫu. Tuy độ bóng không so được với khi sử dụng bột kim cương và thời gian đánh bóng lâu hơn. Nhưng các loại vật liệu này giá thành rẻ hơn. Phù hợp sử dụng cho các khuôn mẫu không yêu cầu độ bóng cao.

Ví dụ: các loại hợp kim của nhôm oxit, silicat.

Các máy móc sử dụng để đánh bóng khuôn mẫu

1 Máy đánh bóng khuôn

Máy đánh bóng khuôn thường được thiết kế dạng rung, có thể gắn với các dụng cụ đánh bóng khuôn khác như: Gỗ, Vải, Giũa… để giúp việc đánh bóng nhanh hơn, tiết kiệm chi phí nhân công.

Máy đánh bóng rung khuôn có tốc độ có thể điều chỉnh được, nhiều thiết kế khác nhau để phục vụ cho các loại khuôn khác nhau.

2 Máy hàn khuôn:

Khuôn sau 1 thời gian sử dụng sẽ không tránh khỏi trường hợp bị nứt, xướt…Khi đó máy hàn khuôn là thiết bị hữu hiệu hơn là làm lại khuôn khác.

Nguồn tham khảo: https://www.moldmakingtechnology.com/

Đến với VCC Molds, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng khuôn mẫu, dịch vụ thiết kế khuôn cũng như giá cả mà chúng tôi đưa ra.


Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác Năng Lực Việt

Địa chỉ: Lô B2-3-3b, Khu công nghiệp Nam Thăng Long, Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

SĐT: (+84)24 6687 6283

Email: contact@vcc-group.vn

Hotline/Zalo: 0934683166

Website: www.vcc-mold.vn

Google map: https://goo.gl/maps/u6TrPvLWSb3bXAwQ6