Tốc độ cắt khi phay CNC được tính toán như thế nào?

     Khi sử dụng các loại máy gia công, đặc biết là gia công chính xác bằng CNC việc tính toán tốc độ của dao phay đối với vật liệu được cắt là điều rất cần thiết bởi rất nhiều yếu tố liên đến nhau như độ cứng của vật liệu hay độ cứng của dao phay. Mỗi một loại vật liệu sẽ cần một tốc độ nhất định để có thể cắt một cách chính xác các kích thước được yêu cầu trên bản vẽ gia công. 

Vậy tốc độ cắt trong phay CNC là như nào?

    Tốc độ cắt  hay còn được gọi là tốc độ bề mặt, được đo bằng SFM (Surface feet per minute) – đây là tốc độ cắt trên bề mặt mỗi phút. Tất cả các công cụ cắt đều làm việc trên nguyên tắc cảnh quay bề mặt

Tốc độ cắt ảnh hưởng như nào đến chi tiết vật liệu
Tốc độ cắt ảnh hưởng như nào đến chi tiết vật liệu

Đọc thêm: Máy CNC là gì? Nguyên lý và các loại máy CNC

   Tốc độ cắt được định nghĩa là tốc độ ở cạnh ngoài của dụng cụ khi nó đang cắt. Tốc độ cắt phụ thuộc chủ yếu vào loại vật liệu bạn đang cắt và loại dụng cụ cắt bạn đang sử dụng. Độ cứng của vật liệu gia công có liên quan rất lớn đến tốc độ cắt được đề xuất. Vật liệu làm việc càng cứng, tốc độ cắt càng chậm. Vật liệu làm việc càng mềm thì tốc độ cắt được đề xuất càng nhanh. Còn nếu hai công cụ cắt có kích thước khác nhau quay cùng tốc độ vòng quay mỗi phút (RPM), thì công cụ lớn hơn có tốc độ bề mặt lớn hơn. Tốc độ bề mặt, bước cắt bề mặt và diện tích bề mặt đều liên quan trực tiếp.

Xét theo độ cứng của vật liệu gia công, tốc độ cắt có thể được biểu thị như sau :

Nhôm > Chì > Sắt > Thép

Xét theo độ cứng của dụng cụ cắt, tốc độ cắt có thể được biểu thị như sau: 

Thép gió > Carbide > Thép carbon

Bảng tính tốc độ cắt

Loại vật liệu

Tốc độ cắt (SFM)

Low Carbon Steel

40-140

Medium Carbon Steel

70-120

High Carbon Steel

65-100

Free-machining Steel

100-150

Stainless Steel, C1 302, 304

60

Stainless Steel, C1 310, 316

70

Stainless Steel, C1 410

100

Stainless Steel, C1 416

140

Stainless Steel, C1 17-4, pH

50

Alloy Steel, SAE 4130, 4140

70

Alloy Steel, SAE 4030

90

Tool Steel

40-70

Cast Iron–Regular

80-120

Cast Iron–Hard

5-30

Gray Cast Iron

50-80

Aluminum Alloys

300-400

Nickel Alloy, Monel 400

40-60

Nickel Alloy, Monel K500

30-60

Nickel Alloy, Inconel

5-10

Cobalt Base Alloys

5-10

Titanium Alloy

20-60

Unalloyed Titanium

35-55

Copper

100-500

Bronze–Regular

90-150

Bronze–Hard

30-70

Zirconium

70-90

Brass and Aluminum

200-350

Silicon Free Non-Metallics

100-300

Silicon Containing Non-Metallics

30-70

Tốc độ quay của trục chính (Spindle Speed)

Khi tính tốc độ cắt SFM cho một vật liệu và công cụ nhất định được xác định, trục chính có thể được tính vì giá trị này phụ thuộc vào tốc độ cắt và đường kính dao. Ta có công thức dưới đây: 

RPM = (CS X 4) / D, trong đó: 

  • RPM = Revolutions per minute: Số vòng quay mỗi phút.
  • CS = Cutter speed in SFM: Tốc độ cắt trong SFM.
  • D = Tool Diameter in inches: Đường kính dụng cụ tính bằng inches.
Nắm chắc thông tin và tốc độ khi gia công chi tiết
Nắm chắc thông tin và tốc độ khi gia công chi tiết

Tốc độ tịnh tiến trong máy phay

Tốc độ tịnh tiến có thể được định nghĩa là khoảng cách được tính bằng mm/phút khi di chuyển làm việc trong máy phay. Tốc độ tịnh tiến có khả năng hoạt động độc lập so với tốc độ quay của trục chính, nhằm đảm bảo sự cơ động cũng như là một sắp xếp hợp lý để khi máy phay hoạt động với các chi tiết khác nhau việc điều chỉnh sẽ trở lên dễ dàng hơn.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tịnh tiến của máy phay:

  1. Độ sâu và chiều rộng của vết cắt.
  2. Các loại máy cắt.
  3. Độ sắc nét của dao cắt.
  4. Các vật liệu phôi.
  5. Sức mạnh và tính đồng nhất của phôi.
  6. Yêu cầu gia công tinh.
  7. Độ chính xác cần thiết.
  8. Sức mạnh và độ cứng của máy, thiết bị giữ và thiết lập dụng cụ.

Tốc độ tiến dao trong máy phay

Tốc độ tiến dao là lượng vật liệu nên được loại bỏ bởi mỗi răng của dao khi nó quay vòng và tiến vào vùng gia công.

Khi dao cắt tiến vào vùng gia công, mỗi răng của máy cắt tiến vào vùng gia công một lượng bằng nhau tạo ra các con chip có độ dày bằng nhau.

Độ dày chip hoặc lương gia công trên mỗi răng, cùng với số răng trong dao cắt, tạo thành cơ sở để xác định tốc độ tiến dao.

Tốc độ tiến dao lý tưởng để phay được đo bằng inches mỗi phút (IPM) và được tính theo công thức này:

IPM = F X N X RPM trong đó: 

  • IPM = Feed rate in inches per minute: Tốc độ tiến dao theo inch trên mỗi phút
  • F = Feed per tooth: Lượng gia công trên mỗi răng
  • N = Number of teeth: Số răng
  • RPM = Revolutions per minute: Vòng quay mỗi phút

Kết luận

    Như vậy, chúng ta đã có thể hiểu hơn về cách tính tốc độ cắt khi phay CNC​ đúng cách. Để có thể gia công được chính xác các loại vật liệu và chi tiết sản phẩm bạn cần rèn luyện rất nhiều để có thể hình thành được một tư duy thói quen nhằm thao tác chính xác trên các dòng máy CNC. 

   VCC Molds, chúng tôi chuyên gia công cơ khí chính xác và thiết kế chế tạo khuôn mẫu theo yêu cầu. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay yêu cầu nào muốn trao đổi thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotine/Zalo: 0934 683 166Email: contact@vcc-group.vn hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất.  


Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác Năng Lực Việt

Địa chỉ: Lô B2-3-3b, Khu công nghiệp Nam Thăng Long, Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

SĐT: (+84)24 6687 6283

Email: contact@vcc-group.vn

Hotline/Zalo: 0934683166

Website: www.vcc-mold.vn

Google map: https://goo.gl/maps/u6TrPvLWSb3bXAwQ6